Người bệnh đã từng bị viêm amidan hoàn toàn có thể bị mắc lại ở bất kỳ thời điểm nào trong trong đời. Tác nhân chủ yếu gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Hai nguyên nhân gây viêm amidan này khi kết hợp cùng yếu tố khác như: thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, ăn uống sinh hoạt không điều độ,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amidan quay lại nhiều lần.
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm amidan
Amidan là một trong những cơ quan của cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật thông qua cơ chế tạo ra tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính gây viêm amidan là do sự tấn công chủ yếu từ virus, một số ít trường hợp là do vi khuẩn.
Một số loại virus được biết đến hiện nay có thể gây viêm amidan như:
Nếu viêm amidan của bạn là do virus gây nên, phương pháp chữa trị chính là tăng cường sức đề kháng để cơ thể có khả năng tự chống lại virus. Để tăng cường sức đề kháng, người bệnh cần chú ý:
- Bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú vào các bữa ăn hàng ngày. Ngoài các loại thịt, cá, trứng, rau xanh,.. trong các bữa ăn, người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ bên ngoài để giúp cơ thể nhanh hồi phục.
- Vận động các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga giúp người bệnh giải tỏa bớt trạng thái trì trệ, mệt mỏi, đồng thời cũng giúp cơ thể người bệnh chuyển hoá được thức ăn tốt hơn.
- Hạn chế thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia,…
Trong số các loại vi khuẩn gây viêm amidan, có thể kể đến như:
- Streptococcus pyogenes
- Staphylococcus aureus
- Mycoplasma pneumonia
- Chlamydia pneumoniae
Nếu bác sĩ xác định rằng viêm amidan của bạn là do vi khuẩn, kháng sinh được sử dụng trong trường hợp này là điều cần thiết. Người bệnh khi sử dụng kháng sinh có một điểm cần lưu ý như:
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh đã kê cho người khác để điều trị.
- Dùng đúng liều đã được bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều lượng vì tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn.
- Dùng kháng sinh đúng thời gian như chỉ định để tránh tình trạng tái nhiễm.
Trong trường hợp viêm amidan bị tái phát nhiều lần trong năm, bác sĩ cũng có thể đưa ra chỉ định cắt amidan cho người bệnh. Cắt amidan là một thủ thuật được sử dụng nhiều hiện nay để tránh tình trạng người bệnh phải chịu đựng nhiều lần cơn đau và khó chịu do viêm amidan gây ra. Sau khi cắt amidan, người bệnh có thể hồi phục sau 7-10 ngày khi được chăm sóc tích cực tại nhà.
2. Triệu chứng điển hình của viêm amidan
Dù nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn hay virus thì đa số người bệnh thường có các biểu hiện chung như:
- Đau họng, khó nuốt, ở các trẻ nhỏ tuổi xuất hiện thêm tình trạng biếng ăn
- Ho, khàn tiếng, số ít trường hợp bị mất tiếng
- Hơi thở có mùi
- Đau, sưng hạch quanh cổ, đau tai
- Sốt
Để chăm sóc người bệnh viêm amidan tại nhà, một số biện pháp giảm triệu chứng khó chịu của người bệnh mà bạn có thể áp dụng đó là:
- Nếu người bệnh viêm amidan xuất hiện triệu chứng ho hay đau họng: Người bệnh nên hạn chế nói nhiều hay nói lớn, càng giao tiếp nhiều thì cổ họng sẽ càng bị đau hơn. Đồ uống có thể giúp người bệnh làm dịu cổ họng như: nước lọc ấm, các loại trà, cháo lỏng hoặc súp. Các loại viên ngậm hoặc xịt họng có thành phần tự nhiên cũng được đánh giá an toàn và hiệu quả để sử dụng cho người bệnh viêm amidan.
- Nếu người bệnh viêm amidan bị sốt: Paracetamol và Ibuprofen là hai hoạt chất được đánh giá an toàn có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiện nay. Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm amidan, ba mẹ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tính đúng liều dùng theo cân nặng của trẻ.
3. Cách phòng bệnh
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa viêm amidan, cụ thể:
- Rửa tay thường xuyên, đúng cách.
- Hạn chế dùng chung đồ ăn, thức uống, đồ dùng cá nhân với người khác.
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị đau họng hoặc viêm amidan.
Mặc dù viêm amidan thường không gây nguy hiểm nhưng để hạn chế lây nhiễm virus, vi khuẩn từ người bệnh, mọi người nên lưu ý thói duy trì quen vệ sinh tốt và nên đeo khẩu trang nếu trong trường hợp cần giao tiếp với người đã nhiễm bệnh.
Xem thêm: Viêm amidan có nguy hiểm không