Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản

Khi thanh quản của bạn bị sưng và viêm thì đó được gọi là bệnh viêm thanh quản. Có viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mãn tính và hầu hết các tình trạng viêm thanh quản đều không để lại hậu quả nghiêm trọng. Viêm thanh quản chủ yếu do virus, do nói quá nhiều, quá to hay do trào ngược thực quản hoặc các tác nhân bên ngoài môi trường. Dù nguyên nhân là gì thì bạn cũng cần nằm lòng các dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản để có những xử trí kịp thời.

Tổng quan về viêm thanh quản

Thanh quản là một bộ phận chứa các dây âm thanh để tạo ra giọng nói. Viêm thanh quản có thể do virus như cảm lạnh, cảm cúm hoặc do vi khuẩn gây ra và kéo dài trong 3 – 7 ngày. Một số yếu tố về lối sống sẽ gây ra bệnh viêm thanh quản mãn tính, ví dụ như thói quen uống rượu, hút thuốc và những người sử dụng giọng nói với tần suất lớn.

Viêm thanh quản thường không để lại hậu quả nghiêm trọng đối với người lớn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ nội soi cổ họng để loại bỏ các tình trạng bệnh khác có dấu hiệu tương tự.

Vậy viêm thanh quản là gì?

Bình thường các dây thanh quản sẽ đóng mở và tạo ra giọng nói của chúng ta. Nhưng khi bạn bị viêm thanh quản, dây âm thanh sẽ sưng lên khiến việc chuyển động đóng mở bị ảnh hưởng làm thay đổi giọng nói. Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản rõ nhất chính là giọng nói khàn hoặc mất giọng. Đối với bệnh viêm thanh quản mãn tính, dây thanh quản bị sưng và có thể tạo thành các khối u lành.

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản ở người lớn có thể là những triệu chứng phổ biến như:

  • Tiếng nói bị khàn.
  • Rất khó để phát ra tiếng nói.
  • Họng bị đau.
  • Sốt nhẹ.
  • Ho lâu ngày.
  • Luôn phải hắng giọng.

Các triệu chứng viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột và trở nên tồi tệ hơn sau 2 – 3 ngày nếu không có sự can thiệp nào. Nếu tình trạng viêm thanh quản cấp diễn ra hơn 3 tuần thì có thể bạn đã bị viêm thanh quản mãn tính và cần được xác định chính xác nguyên nhân cơ bản.

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản cũng giống với một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Một số bệnh viêm họng, cảm cúm cũng có thể xảy ra cùng lúc với bệnh viêm thanh quản.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị viêm thanh quản cùng với một số bệnh lý khác về đường hô hấp như:

  • Cảm thấy đau đầu.
  • Sưng hạch, sưng họng.
  • Sổ mũi, hắt hơi.
  • Nuốt đau.
  • Rát và ngứa họng.
  • Cơ thể mệt mỏi và đau nhức.

Thông thường các triệu chứng này có thể tự hết nếu bạn biết tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau 7 ngày bệnh không khỏi thì bạn nên tới gặp bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản ở trẻ em có thể không giống như dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản ở người lớn bởi sức đề kháng của trẻ còn kém nên cơ thể sẽ phản ứng dữ dội hơn với virus hoặc vi khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản ở trẻ em có thể là:

Trẻ bị khàn giọng.

Trẻ ho khan.

Trẻ bị sốt.

Trẻ có thể bị viêm thanh khí phế quản cấp.

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra khiến phế quản và thanh quản của trẻ bị sưng. Mặc dù bệnh dễ điều trị nhưng tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ vì diễn biến bệnh với trẻ thường nhanh hơn người lớn. Việc thăm khám và uống thuốc theo đơn sẽ phòng tránh được những trường hợp nghiêm trọng.

Nếu trẻ gặp phải một trong các triệu chứng sau đây, bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất:

  • Trẻ khó thở và khó nuốt.
  • Trẻ sốt trên 39 độ C.
  • Trẻ chảy nước dãi.
  • Trẻ thở to, khò khè.

Đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nắp thanh quản và tình trạng này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Với những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm thanh quản mà chúng tôi đã trình bày, bạn sẽ biết rõ các triệu chứng mà bạn hoặc người thân gặp phải. Bạn có thể điều trị viêm thanh quản tại nhà hoặc tới gặp bác sĩ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, với trẻ em bạn nên thận trọng khi tự ý điều trị cho trẻ, tốt nhất hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín.

Bài viết liên quan: Nguyên nhân viêm họng và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *