NHIỆT MIỆNG LÀ GÌ VÀ VÌ SAO NHIỆT MIỆNG LẠI HAY TÁI PHÁT?

Một bữa ăn ngon miệng không chỉ xuất phát từ đồ ăn ngon, mà còn do khả năng cảm nhận món ăn. Khi cơ thể bị bệnh, chúng ta thường không còn tâm trạng để thực hiện các hoạt động khác. Điển hình như, một vết loét nhỏ do nhiệt miệng cũng dễ khiến cho bạn không còn hứng thú đối với việc ăn uống. 

Nhắc đến nhiệt miệng, chúng ta thường nhớ ngay đến cảm giác đau đớn và khó chịu mỗi khi miệng cử động. Đây là một bệnh lý rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và gần như đều xảy ra với tất cả mọi người. Mặc dù nhiệt miệng là bệnh nhẹ, dễ dàng chữa trị nhưng lại rất dễ tái phát và kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống.

  1. Nhiệt miệng là gì

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm và thường biểu hiện bởi các vết loét bên trong khoang miệng hoặc vùng môi. Dấu hiệu nhận biết ban đầu của nhiệt miệng là những đốm màu trắng, dần dần những đốm trắng này to lên và bị vỡ ra khi cọ xát, chúng tạo thành các vết loét có kích thước lớn hơn chứa nhiều vi khuẩn. Đồng thời, khi vết loét này bị vỡ ra cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sang các vị trí khác lân cận, khiến cho số lượng các vết loét tăng lên. Các vết loét nhiệt miệng có kích thước phổ biến trung bình khoảng 1mm đến 2mm. 

  1. Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng 

Theo quan điểm y học phương đông, nhiệt miệng là do nhiệt độc chủ yếu ở tỳ vị. Nhiệt dần tích tụ sinh ra hỏa, hai yếu tố này kết hợp tạo nên các biểu hiện trên cơ thể như: khô miệng, loét miệng, lưỡi đỏ, hơi thở hôi,…Nhiệt độc này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chiên rán,…Cơ thể bạn lúc này không chỉ gặp triệu chứng nhiệt miệng, mà còn dễ gặp phải tình trạng khó tiêu.

Theo quan điểm của y học hiện đại, nhiệt miệng được gây ra bởi các yếu tố như: 

  • Ví khuẩn, virus như varicella zoster virus, herpes simplex virus…
  • Thay đổi nội tiết tố như phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ trong giai đoạn thai kì, stress do áp lực công việc,….
  • Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B12, B6, kẽm, acid folic,…

  1. Vì sao nhiệt miệng lại hay tái phát

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

  • Sử dụng các loại bàn chải có bề mặt lông cứng, đánh răng không đúng cách, làm tổn thương niêm mạc miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành vết loét.
  • Bàn chải đánh răng không được thay mới định kỳ, thường tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Do ảnh hưởng của bệnh lý

Các bệnh về đường ruột như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…thường khiến cho người bệnh có biểu hiện ở nóng, ợ chua…Tình trạng này khiến cho acid từ dạ dày trào ngược lên, làm tổn thương cơ quan bên trên như thực quản, miệng. Các tổn thương này diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt với những người bệnh mắc các bệnh đường ruột mãn tính, thường xuất hiện các biểu hiện đi kèm như nhiệt miệng, hôi miệng, vị chua trong miệng…

Ngoài ra trong thời gian điều trị chỉnh nha khoa, cọ xát giữa mắc cài và khoang miệng cũng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến nhiệt miệng. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào thời gian chỉnh nha khác nhau của mỗi người. 

  1. Một số thành phần hỗ trợ giảm nhiệt miệng từ tự nhiên

Rau ngót, bột sắn dây, keo ong…là những thành phần tự nhiên có tác dụng giảm nhiệt miệng hiệu quả. Nội bật trong số đó là keo ong. Keo ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, từ đó có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu của nhiệt miệng. Đặc biệt, những sản phẩm xịt keo ong, vừa có tác dụng tại chỗ giúp nhành lành vết loét, vừa làm dịu hơi thở khó chịu khi giao tiếp.

Nếu trong trường hợp đã sử dụng các phương pháp giảm nhiệt miệng bằng các thành phần từ tự nhiên mà triệu chứng của nhiệt miệng không thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *