Cách chữa cảm cúm tại nhà không cần thuốc

Cảm cúm

Nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm cảm cúm là do virus cúm. Trường hợp bệnh nặng, sử dụng thuốc kháng virus là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình, cách chữa cảm cúm đơn giản tại nhà có thể là tất cả những gì bạn cần để làm dịu các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian điều trị.

1. Nhận biết triệu chứng của cảm cúm

Cảm cúm thường gây ra các triệu chứng về đường hô hấp liên quan đến mũi, họng và phổi. Các triệu chứng điển hình của cảm cúm bao gồm: Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho , đau họng.

Thông thường, bệnh cảm cúm thường kéo dài trong 7 đến 14 ngày. Nếu người bệnh được chăm sóc và chữa trị kịp thời, khoảng thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn.

Cảm cúm
Cảm cúm

2. Các cách chữa cảm cúm tại nhà không cần thuốc

   1. Bổ sung kẽm

Kẽm là một thành phần quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bạn. Chất dinh dưỡng này giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, bổ sung kẽm trong khi mắc bệnh cúm giúp cơ thể bạn chống lại virus, đồng thời làm chậm tốc độ nhân lên của virus.

Bạn nên bổ sung kẽm dưới dạng đơn chất hoặc vitamin tổng hợp có kẽm trong thời kỳ này. Thông thường bạn có thể nhận được nhiều kẽm từ chế độ ăn uống hằng ngày. Thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt đỏ, các loại đậu, hạt, bơ sữa, trứng,..

   2. Bổ sung nước và chất lỏng 

Cảm cúm khiến người bệnh có triệu chứng ho và đau họng. Bổ sung nước và chất lỏng giúp giữ ấm cho mũi, miệng và cổ họng của người bệnh. Trong những trường hợp ho có đờm, chúng còn giúp pha loãng đờm và kết hợp cùng phản xạ ho để loại bỏ đờm khỏi cổ họng dễ dàng hơn. 

Tình trạng chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc sốt do cảm cúm sẽ khiến cơ thể người bệnh dễ bị mất nước. Cung cấp nước và chất lỏng kịp thời cho người bệnh giúp bổ sung được lượng nước và điện giải đã mất.

Bổ sung thêm các loại nước và chất lỏng từ: nước lọc, nước dừa, trà thảo dược, nước ép trái cây tươi, cháo hoặc súp,…

   3. Nghỉ ngơi nhiều 

Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, cũng như hạn chế những công việc căng thẳng trong thời gian bị bệnh. 

Ngủ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Mẹo nhỏ để bạn có một giấc ngủ ngon, đó là nên tắt các thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này phát ra khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. 

   4. Súc miệng họng với nước muối

Nước muối chứa thành phần NaCl giúp làm dịu cơn đau họng, loại bỏ chất nhầy ra khỏi cổ họng. Bạn nên súc miệng với nước muối 2-3 lần/ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

   5. Sử dụng các loại thảo mộc

Nhiều loại thảo mộc có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên. Hoa hồi là một loại cây nằm trong danh sách này. Oseltamivir là hoạt chất có khả năng kháng virus cúm được chiết xuất từ hoa hồi. Trong bữa ăn hàng ngày, hoa hồi được xem như một loại gia vị không thể thiếu trong các món phở, thịt kho, phá lấu,…

Hoa hồi
 Hoa hồi

Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh,…cũng có tác dụng khác khuẩn tự nhiên, đồng thời các loại trà này còn có thể giúp làm dịu cổ họng tức thời.

   6. Sử dụng tinh dầu

Một số nghiên cứu hiện nay đã chứng minh tinh dầu tràm trà xanh giúp chống lại virus cúm thông qua cơ chế làm chậm hoặc ngăn chặn tốc độ nhân lên của virus gây bệnh. Khi rửa tay hoặc súc miệng, bạn nên thêm vào một vài giọt tinh dầu tràm trà, điều này giúp cho thời gian hồi phục được nhanh hơn. 

Một số loại tinh dầu khác cũng có tác dụng chống virus như: tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu húng chanh,…

Đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú cần có thêm tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu.

Không phải tất cả trường hợp người bệnh mắc cảm cúm đều cần dùng đến thuốc. Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn những cách chữa cảm cúm đơn giản tại nhà phù hợp với tình trạng bệnh của của bản thân trong bài viết này. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *