Viêm amidan là bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng bên ngoài vào cơ thể thông qua đường thở, amidan sẽ tạo ra kháng thể để chống lại quá trình nhiễm trùng. Nhưng đôi lúc, các tác nhân như vi khuẩn và virus tấn công quá mạnh mẽ, khiến cho amidan bị sưng và viêm. Quá trình viêm amidan bắt đầu.
1. Nguyên nhân gây viêm amidan
Viêm amidan do quá trình nhiễm trùng tạo nên, tác nhân gây bệnh bao gồm cả virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan là do virus, như:
-
- Virus cúm
- Coronavirus
- Adenovirus
- Herpes simplex virus
- HIV
Viêm amidan chỉ là một trong số nhiều triệu chứng do nhiễm trùng gây nên bởi virus. Để biết được bạn nhiễm virus nào, bác sĩ cần tiến hành các thí nghiệm đặc hiệu và triệu chứng của bạn để đưa ra kết luận chính xác.
Viêm amidan cũng có thể là kết quả quả của tác nhân gây bệnh khác ngoài virus. Khoảng 15-30% trên tổng số ca bệnh viêm amidan hằng năm là do vi khuẩn tạo ra. Trong đó, vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm amidan là streptococcus pyogenes ( liên cầu khuẩn nhóm A), ngoài ra còn một số loài hay gặp khác như:
-
- Staphylococcus aureus
- Chlamydia pneumoniae
- Neisseria gonorrhoeae
Ngoài tác nhân chính là virus hoặc vi khuẩn, một số yếu tố nguy cơ khác có cũng là nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc viêm amidan:
-
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong khoảng thời gian chuyển giao giữa các mùa trong năm.
- Tiền sử mắc các bệnh hô hấp, thường tái đi tái lại nhiều lần như: viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản,…
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: thực phẩm lạnh, sống; đồ ăn cay nóng,…
- Sức đề kháng kém, cơ địa dễ bị dị ứng bởi tác nhân bên ngoài.
2. Triệu chứng viêm amidan
Triệu chứng thường gặp của viêm amidan, bao gồm:
-
- Amidan sưng, đỏ.
- Xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên amidan.
- Ho, đau họng, nuốt khó khăn, đau khi nuốt.
- Sốt.
- Xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ.
- Hơi thở có mùi.
- Giọng khàn.
- Đau cổ, đau đầu.
Đối với trường hợp trẻ quá nhỏ, không thể diễn tả được triệu chứng của viêm amidan, sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết:
-
- Chảy nước dãi do nuốt khó hoặc đau.
- Biếng ăn hoặc không muốn ăn.
- Quấy khóc bất thường.
3. Thận trọng với triệu chứng viêm amidan trong một số trường hợp
Trong trường hợp bệnh nặng, viêm amidan dẫn đến những biến chứng như:
-
- Áp xe quanh amidan.
- Nhiễm trùng tai giữa.
- Sỏi amidan hoặc các cục nhỏ hình thành trên amidan gây hôi miệng.
- Vấn đề hô hấp khác hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Viêm mô tế bào amidan, xâm nhiễm và lan sang các vùng lân cận.
Để hạn chế trường hợp biến chứng do mắc viêm amidan, bạn nên theo dõi kỹ trạng thái của người bệnh. Bạn nên đưa người bệnh nên đến cơ sở y tế nếu người bệnh có biểu hiện:
-
- Triệu chứng kéo dài hơn bốn ngày và không có dấu hiệu cải thiện.
- Triệu chứng bệnh có tiến triển xấu hơn, ví dụ như sốt cao trên 39 độ C hoặc khó thở.
- Người bệnh đã mắc viêm amidan trong nhiều năm liên tục trước đó.
Phòng bệnh luôn là phương án tốt nhất để tránh mắc viêm amidan. Do tác nhân nhiễm trùng là vi khuẩn và virus gây viêm amidan đều có thể lây lan trong môi trường, vệ sinh sạch sẽ là điều bạn cần lưu ý:
-
- Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi.
- Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống, vật dụng cá nhân với người đã mắc bệnh.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách đủ thời gian.
- Thay bàn chải đánh răng mới ngay khi phát hiện mắc viêm amidan
- Duy trì không gian sống gọn gàng, sạch sẽ, hạn chế khói thuốc lá
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh viêm amidan sẽ hết trong vòng vài ngày sau khi người bệnh được chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung thêm nước và tham khảo thêm một số cách trị ho đơn giản tại nhà.