Viêm amidan có tự khỏi không hay cần đến bệnh viện điều trị? Amidan là một phần của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài. Nhiều người bệnh bị viêm amidan thường tự tìm các phương pháp chữa trị tại nhà mà không muốn đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm amidan nặng, người bệnh không nên chờ đợi viêm amidan tự khỏi mà cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn chăm sóc.
1. Biểu hiện của viêm amidan
Người bệnh thường nhận ra đã mắc viêm amidan khi xuất hiện dấu hiệu đau họng và sưng viêm quanh vị trí amidan. Ngoài ra, người bệnh bị viêm amidan còn có các biểu hiện khác như: khàn tiếng, đôi khi mất tiếng, ho, sốt, hơi thở có mùi, hạch bạch huyết sưng đau quanh cổ, mệt mỏi,…
2. Viêm amidan có tự khỏi không
Tùy thuộc vào tình trạng viêm người bệnh bị viêm amidan có thể tự khỏi hay không. Nếu triệu chứng viêm amidan nhẹ, amidan có sưng nhưng không đau và chưa xuất hiện các triệu chứng khác thì người bệnh có sức đề kháng tốt có thể tự khỏi trong vòng vài ngày. Đa số các trường hợp người bệnh bị viêm amidan có khả năng tự hồi phục tốt khi được chăm sóc tại nhà.
Một số cách theo dõi và chăm sóc tại nhà mà người bệnh viêm amidan có thể áp dụng để rút ngắn thời gian nhiễm bệnh như:
- Thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức khuya hay lao lực trong công việc.
- Bổ sung thêm nước bằng cách uống nước lọc, nước ép hoa quả, các loại trà, thức ăn dạng lỏng như: cháo, súp,…
- Bên cạnh đánh răng, người bệnh nên súc miệng họng hàng ngày để loại bỏ virus, vi khuẩn và làm sạch cổ họng. Người bệnh có thể sử dụng nước muối súc miệng hoặc hoặc các sản phẩm dành riêng cho súc miệng họng như: nước súc miệng họng T.M.T, nước súc miệng-họng Yaocare medic, nước súc miệng T.B,…
- Các triệu chứng ho và đau họng có thể được xử lý bằng các viên ngậm giảm ho. Đối với trẻ có độ tuổi nhỏ hơn 5, viên ngậm không an toàn cho trẻ, ba mẹ nên sử dụng xịt họng hoặc siro dạng uống để làm giảm các triệu chứng này.
- Paracetamol và ibuprofen là những hoạt chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt an toàn được sử dụng nhiều hiện nay.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể qua các bài tập thể dục nhẹ nhàng và bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày.
Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều hoặc xuất hiện tác dụng không mong muốn.
3. Khi nào viêm amidan cần đến gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp, người bệnh viêm amidan không nên kéo dài thời gian tự chăm sóc tại nhà khi có biểu hiện sau đây:
- Khó thở
- Đau họng dữ dội
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Yếu cơ, mệt mỏi
Trì hoãn thêm điều trị tại nhà trong những trường hợp này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng của viêm amidan như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm cơ tim, viêm khớp cấp,…
4. Cách phòng lây nhiễm viêm amidan
Biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là lựa chọn đúng đắn để hạn chế lây nhiễm tác nhân gây bệnh viêm amidan. Virus hoặc vi khuẩn có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Chính vì thế, để phòng lây nhiễm viêm amidan, chúng ta nên:
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị viêm amidan: Nếu trong trường hợp cần tiếp xúc gần, bạn nên sử dụng khẩu trang để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt, bạn nên rửa tay sau khi tiếp xúc với với người bị viêm amidan đang đau họng, ho hoặc hắt hơi.
- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bằng cách: tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, thăm khám nha khoa định kỳ.
- Hạn chế hoặc bỏ thói quen hút thuốc lá.
Viêm amidan thường ít khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Viêm amidan có tự khỏi không phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc người bệnh. Các biện pháp xử trí đơn giản tại nhà có thể là lựa chọn tốt giúp người bệnh bị viêm amidan cảm thấy dễ chịu hơn trước những khó chịu của quá trình viêm.