Một số cách trị ho do cúm hiệu quả

virus

Bệnh cúm do các loại virus cúm gây ra là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Tác nhân gây bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua phản xạ ho của người bị bệnh. Người có biểu hiện ho do cúm nên làm gì để nhanh khỏi bệnh và hạn chế lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

1.Thông tin chung liên quan bệnh cúm

Hiện nay có bốn chủng virus cúm được biết đến: virus cúm A, B, C và D. Trong đó virus cúm A, B và C là những loại virus gây bệnh chủ yếu trên người. Virus cúm D chủ yếu gây bệnh trên những loài gia súc và chưa được biết đến khả năng gây bệnh trên người.

Virus cúm A(H1N1), virus cúm A(H3N2),…đều là những loại virus gây bệnh cúm phổ biến ở việt nam. Chúng được lây lan trong cộng đồng bắt nguồn từ các loài chim hoang dại hoặc gia cầm mang mầm bệnh sang cho người tiếp xúc gần.

Virus cúm B được chia thành hai dòng, bao gồm: B/Yamagata hoặc B/Victoria. Mặc dù virus cúm B cũng là tác nhân gây bệnh trên người, tuy nhiên những biến chứng nguy hiểm do nhiễm virus này ít nghiêm trọng hơn so với virus cúm A.

Virus cúm C thường ít gây bệnh trên người và thường biểu hiện các triệu chứng nhẹ, do đó người bệnh có khả năng tự hồi phục tốt hơn khi nhiễm loại virus này.

Người bệnh nhiễm virus cúm hầu hết đều có các biểu hiện như: ho, đau họng, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.

2. Biểu hiện ho do cúm

Hầu hết các trường hợp ho do cúm là ho khan, ngoài ra một số trường hợp xuất hiện đờm.

Ho khan là biểu hiện ho không kèm dịch tiết nhầy của đường hô hấp. Ho khan có thể đi kèm một số triệu chứng khác như: ngứa họng, đau rát họng, khàn tiếng. Mặc dù ho khan không phải là bệnh lý nguy hiểm, ho khan kéo dài cũng có thể gây biến chứng liên quan cơ quan tai và mũi, do những cơ quan này liên thông với nhau.

Ho có đờm là biểu hiện đi kèm với dịch tiết nhầy (hay còn gọi là đờm). Màu của dịch đờm có thể là: trắng trong, trắng đục, vàng, xanh lá, đỏ…tương ứng với vị trí tổn thương khác nhau trên đường hô hấp.

3. Cách xử trí ho do cúm

Nguyên tắc chung trong xử trí ho do cúm là làm sạch đường thở, giảm triệu chứng ho và cảm giác khó chịu.

Một số cách đơn giản để xử trí ho do:

1. Sử dụng nước muối sinh lý

Nếu bạn đọc cân nhắc đến yếu tố giá thành hợp lý, tiện lợi sử dụng và có hiệu quả, thì phương án súc miệng họng bằng nước muối sinh lý là lựa chọn được ưu tiên để làm sạch đường thở.

Thông thường, người bệnh ho do cúm nên súc miệng họng với nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày. Nước muối sinh lý có thể tự pha hoặc mua loại đóng chai có sẵn ở bất ký hiệu thuốc nào trên toàn quốc.

2. Sử dụng mật ong

Mật ong có vị ngọt, làm dịu nhanh cổ họng đang đau rát. Đồng thời trong mật ong cũng chứa các thành phần có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn,..được biết đến rộng rãi qua những nghiên cứu khoa học hiện đại. Điều này giúp chứng minh vai trò của mật ong thúc đẩy giảm ho hiệu quả.

Người bệnh ho do cúm có thể pha mật ong cùng với nước ấm để sử dụng hàng ngày. Ngoài dùng mật ong đơn lẻ, bạn có thể kết hợp mật ong với chanh hoặc mật ong với gừng, đều mang lại hiệu quả giảm ho.

Một số sản phẩm dạng xịt có tác dụng giảm ho nhanh hiệu quả, trong thành phần có chứa keo ong và mật ong, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây.

Mật ong là thành phần tự nhiên an toàn, tuy nhiên bạn đọc lưu ý không sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi do tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc Clostridium botulinum.

3. Một số loại rau có tác dụng trị ho do cúm

Rau diếp cá, bạc hà, lá hẹ,… đều là những loại rau thông dụng có tác dụng trị ho thường hay được sử dụng trong dân gian. Bạn đọc có thể lựa chọn cách chế biến món ăn từ các loại rau này 2-3 lần/ngày như: lá hẹ hấp đường phèn, lá hẹ chiên trứng, nước ép rau diếp cá,… 

Nếu bạn đọc đã sử dụng các biện pháp xử trí ho do cúm nêu trên nhưng tình trạng bệnh vẫn kéo dài trên một tuần và có tiến triển bệnh xấu hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng bệnh của bản thân.

Chúc bạn đọc mỗi ngày đều khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *