Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị đau, viêm làm ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt của người bệnh. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp chữa viêm thanh quản tại nhà mà bạn có thể tham khảo để giảm triệu chứng của mình.
Triệu chứng của viêm thanh quản
Khi bạn bị viêm hộp thoại, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau:
- Nuốt đau và khó nuốt.
- Ho lâu ngày.
- Chảy nước mũi.
- Cảm giác vướng trong cổ họng như có một khối u.
- Cổ họng bạn bị khô.
- Khàn giọng hoặc mất tiếng.
- Bạn thường xuyên phải hắng giọng.
Tình trạng viêm thanh quản có xu hướng sẽ cải thiện dần theo thời gian nếu bạn biết cách giữ gìn và chăm sóc dây thanh quản của mình theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của mình trước khi khỏi bệnh. Chính vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số cách chữa viêm thanh quản tại nhà hiệu quả, giúp bạn loại bỏ triệu chứng nhanh chóng.
Cách hay chữa viêm thanh quản tại nhà
1. Không nói hoặc hoặc hạn chế nói
Việc cho dây thanh quản nghỉ ngơi là điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất giúp giảm viêm thanh quản cũng như tránh gây kích ứng dây thanh âm của bạn. Hãy cố gắng hạn chế nói hoặc không nói càng tốt, bạn có thể sử dụng giấy bút để thể hiện suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa việc hạn chế nói hoặc nói nhỏ với nói thì thầm. Nói thầm không phải là cách cho dây thanh âm nghỉ ngơi mà nó còn khiến thanh quản của bạn căng thẳng hơn, làm cho tình trạng trở nên tồi tệ. Nói thầm không phát ra tiếng, những lời thì thầm gây mất sức hơn việc phát ra âm thanh nhỏ. Tốt nhất bạn nên sử dụng giấy viết hoặc điện thoại hay ngôn ngữ hình thể để giao tiếp khi cần thiết.
2. Súc miệng nước muối
Cách chữa viêm thanh quản tại nhà phổ biến và hiệu quả thường được sử dụng chính là súc miệng nước muối. Nước muối rất gần gũi với chúng ta, đặc biệt sau 2 năm Covid. Nước muối có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại và xoa dịu cảm giác đau đớn. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn đóng chai được bán tại các nhà thuốc hoặc pha muối tinh vào nước ấm theo tỉ lệ nhất định và khuấy đều để súc miệng.
3. Sử dụng máy tạo độ ẩm để chữa viêm thanh quản tại nhà
Không khí khô là tác nhân phổ biến gây kích ứng cổ họng dẫn đến ho và viêm họng cũng như viêm thanh quản. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí là cách hay để chữa viêm thanh quản tại nhà vì hơi ẩm giúp làm dịu cổ họng của chúng ta, giúp giảm khô và giảm viêm.
Bạn có thể tạo độ ẩm bằng nước sạch hoặc thêm vào đó một vài giọt tinh dầu như bạc hà hoặc khuynh diệp. Tinh dầu có thể không giúp bạn giảm đau thanh quản nhưng hương thơm của chúng giúp tinh thần chúng ta thoải mái, đầu óc thư giãn và bạn có thể quên đi cảm giác đau.
Tuy nhiên tinh dầu nguyên chất có thể làm ảnh hưởng đến trẻ em, vật nuôi. Chính vì thế bạn nên để trẻ em tránh xa các loại tinh dầu nguyên chất cũng như lựa chọn các loại tinh dầu 100% từ thiên nhiên không chứa hóa chất, hương liệu tự nhiên có hại.
4. Ăn tỏi để chữa viêm thanh quản tại nhà
Từ lâu củ tỏi đã được coi như một loại kháng sinh, kháng viêm tự nhiên giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Về mặt tâm linh, tỏi giúp xua đuổi, trừ ma quỷ và những điều không may mắn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng củ tỏi có khả năng kháng khuẩn nên nó giúp chữa lành vết thương, loại bỏ vi khuẩn giúp bạn nhanh khỏi nhiễm trùng.
Việc sử dụng tỏi thật dễ dàng bởi đây là một loại gia vị phổ biến, bạn có thể thêm chúng vào các món ăn của mình.
5. Dùng thử củ gừng
Nhiều thế hệ người Việt chúng ta đã sử dụng rễ của củ gừng để chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp trên và bệnh viêm họng.
Cũng như tỏi, gừng có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm. Việc uống một cốc trà gừng ấm hoặc đun gừng với nước sôi có thể giúp bạn làm dịu cổ họng, giảm đau họng và cải thiện tình trạng viêm thanh quản.
6. Uống nước nóng với mật ong
Mật ong cũng là một chất kháng khuẩn và kháng viêm từ thiên nhiên. Nước ấm có khả năng xoa dịu cổ họng. Sự kết hợp tuyệt vời giữa nước ấm và mật ong sẽ giúp bạn chữa viêm thanh quản tại nhà hiệu quả.
Rất nhiều sản phẩm thuốc ho thảo dược được điều chế từ mật ong và một số vị thuốc khác. Mật ong giảm ho và làm giảm đau rát, khó chịu ở cổ họng rất tốt. Bạn thậm chí chỉ cần ăn một thìa mật ong sống mỗi khi cảm thấy đau họng.
Nếu bạn không thích vị ngọt của mật ong, bạn có thể pha chút chanh để làm giảm độ ngọt và tăng thêm hương vị cho cốc nước mật ong của mình.
Lưu ý: trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không sử dụng mật ong sống vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Bạn có thể hấp mật ong với lá húng chanh hoặc quất để trị viêm họng cho trẻ.
7. Bổ sung nhiều chất lỏng
Viêm thanh quản khiến bạn cảm thấy khó khăn và đau đớn khi nuốt nên bạn không muốn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn thiếu nước, cổ họng sẽ càng khô và càng làm cho tình trạng dây thanh âm của bạn trở nên tồi tệ. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Nước mát hay nước ấm đều giúp xoa dịu dây thanh âm và làm cho cổ họng bạn dễ chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại nước ngọt có ga hoặc đồ uống quá nóng sẽ gây kích ứng cổ họng của bạn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa lại làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy (đờm), làm cho các triệu chứng thêm trầm trọng. Trong thời gian trẻ bị viêm họng, mẹ nên cho trẻ uống nước hoa quả, nước lọc và ăn cháo loãng và giảm các bữa sữa so với thực đơn hàng ngày.
8. Quản lý tình trạng trào ngược dạ dày
Nhiều người không biết rằng chính bệnh trào ngược dạ dày của họ là nguyên nhân viêm thanh quản hoặc viêm họng. Axit trong dạ dày khi trào ngược lên sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc cổ họng của bạn. Việc kiểm soát tốt axit dạ dày chính là một trong những cách chữa viêm thanh quản tại nhà hiệu quả.
Để hạn chế số lần bị trào ngược axit dạ dày, bạn có thể thử các cách sau:
- Sử dụng các loại thuốc dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế ăn quá no.
- Nên ăn sớm, bữa ăn tối cần cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
- Kê gối cao khi ngủ.
- Thay đổi chế độ ăn uống: tránh các loại thực phẩm chứa cafein, sôcôla, hạn chế thực phẩm cay nóng, thực phẩm giàu chất béo, bạc hà.
9. Không hút thuốc và hạn chế uống rượu
Việc hút thuốc và uống rượu vừa là nguyên nhân, vừa là chất kích ứng khiến bệnh viêm thanh quản của bạn tồi tệ hơn. Chính vì thế dù bạn bị viêm thanh quản mãn tính hay cấp tính thì cũng cần bỏ thuốc và hạn chế uống rượu.
10. Sử dụng thuốc giảm đau
Trong trường hợp các biện pháp chữa viêm thanh quản tại nhà bằng thảo dược lành tính không đem lại hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để loại bỏ cảm giác khó chịu cũng như giúp giảm sưng và đau họng. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày của bạn cũng như kèm theo một số tác dụng phụ.
Trong trường viêm thanh quản ở mức độ nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh nào đó. Và điều quan trọng là bạn cần uống thuốc đủ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý uống và tự ý dừng thuốc vì điều này sẽ gây kháng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm cho việc điều trị các tình trạng viêm sau này.
Các loại viêm thanh quản
Viêm thanh quản có hai loại là cấp tính và mãn tính.
- Viêm thanh quản cấp tính thường do virus hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và bệnh kéo dài từ 5 – 7 ngày. Viêm thanh quản cấp tính sẽ khỏi nếu được điều trị sớm.
- Viêm thanh quản mãn tính thường do lối sống như nói quá nhiều, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với các chất gây kích ứng và bệnh thường kéo dài hơn 3 tuần đồng thời có xu hướng lặp đi lặp lại.
Bài viết liên quan: Viêm thanh quản mãn tính là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản của bạn không khỏe mạnh, bị viêm và nhiễm trùng. Đa phần bệnh sẽ khỏi sau khi được điều trị trong thời gian ngắn và bạn cũng dễ dàng chữa viêm thanh quản tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần tình trạng không được cải thiện thì bạn cần tới khám bác sĩ để được chẩn đoán thêm và kê thuốc phù hợp.