Các loại thuốc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm họng ở trẻ nhỏ: vi khuẩn, virus, tác nhân môi trường,… Tuy nhiên viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A là tác nhân phổ biến, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận,…

Viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ?

Viêm họng ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân: virus (40-60%), vi khuẩn(30%), ngoài ra còn do sự thay đổi yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu,…

Thông thường viêm họng do virus hoặc các tác nhân môi trường thì có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng sốt, ho như paracetamol hay ibuprofen (thuốc giảm đau) giúp giảm triệu chứng sốt và đau họng và bệnh sẽ tự khỏi nhờ vào hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì cần dùng tới kháng sinh để trẻ có thể khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng gì. Độ tuổi phổ biến nhất mắc bệnh viêm họng liên cầu ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi.

Trẻ nhỏ thường có các biểu hiện sau:

-Sốt cao 38-39 độ có rét run hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều.                                                                                                                           

-Đau họng, đau khi nuốt, đau nhói lên tai.                                                                                

-Họng sưng to đỏ xung huyết, xuất hiện đám mủ trắng.                                                    

 -Các hạch ở vùng sau góc hàm bị sưng đau.

Lưu ý: Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể lây nhiễm cho người thân trong gia đình, người chăm sóc, do đó ba mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng tránh lây nhiễm trong quá trị điều trị bệnh của trẻ như: Đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sau khi trẻ tiếp xúc,…

Kháng sinh điều trị ?                                                                                           

Kháng sinh hàng đầu trong điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn là nhóm penicillin đường uống:

– Các kháng sinh thường dùng như: Penicillin V, amoxicillin,…

– Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với nhóm penicillin thì có thể dùng các kháng sinh khác trong nhóm beta-lactam để thay thế : Nhóm cephalosporins (cefazolin, cefadroxil…); nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và azithromycin,….).

– Liều dùng cần theo chỉ định của bác sĩ, thời gian trẻ uống thuốc  từ 5-10 ngày tùy từng trường hợp. Ba mẹ cần cho trẻ  uống thuốc đủ liều theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi trẻ đã hết các triệu chứng của bệnh. Việc không uống thuốc đúng liều, đúng cách có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong viêm họng do liên cầu khuẩn?

– Mẹ cần cho trẻ uống đúng, đủ liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

– Không tự ý ngưng kháng sinh cho dù trẻ đã hết sốt, hết đau họng và ăn uống trở lại bình thường.

–  Việc sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam có thể gặp tác dụng phụ: dị ứng ( nổi mề đay, phát ban, mẩn ngứa,…), rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy) do đó ba mẹ cần chăm sóc, nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng cách

+     Bổ sung các loại vitamin C, vitamin B1.

+     Bổ sung thêm nước, điện giải cho trẻ: sử dụng dung dịch oresol 1 gói pha với nước cho trẻ uống hết trong 1 ngày .

+     Thay đổi chế độ ăn: thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng,…

Chú ý: Không tự ý sử dụng men tiêu hóa trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh có chứa probiotic và prebiotic có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.

Điều trị hỗ trợ ?

– Cho trẻ nghỉ ngơi để mau hồi phục sức khỏe.

– Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm đau cổ họng.

– Nên hạn chế uống đồ uống chứa acid như cam, chanh,… vì có thể làm cho trẻ đau cổ họng hơn.

– Giảm đau, hạ sốt: Dùng paracetamol khi trẻ sốt trên 38,5 độ, đau nhiều khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

– Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Đặc biệt lưu ý, bất kỳ quyết định dùng thuốc nào cho trẻ nhỏ cũng nên được cân nhắc bởi các bác sĩ có chuyên môn để đem lại hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro tiềm ẩn khi dùng thuốc.

Lời kết:

Trên đây chính là những chia sẻ về các loại thuốc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ. Để phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm xịt họng keo ong Propobee đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng, sản phẩm với nguyên liệu từ keo ong lành tính và nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ho hay đau họng. Mọi chi tiết tư vấn, hỗ trợ ba mẹ vui lòng liên hệ website https://propobee.com.vn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *