Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh cúm phát triển. Ho, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, đau nhức cơ, mệt mỏi là những triệu chứng điển hình của bệnh cúm. Trong đó, triệu chứng ho do cúm thường xuất hiện sớm và kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc 4 cách trị ho do cúm lâu ngày khi mắc bệnh cúm.
1. Người bệnh nhiễm cúm như thế nào
Bệnh cúm được hình thành do sự lây lan của virus cúm gây nên.
Người khỏe mạnh bị nhiễm virus cúm thường do hít phải những giọt bắn trong không khí thông qua phản xạ ho hoặc hắt hơi của người đã mắc bệnh. Trong một số trường hợp, người bình thường tiếp xúc với đồ vật mang mầm bệnh, sau đó chạm vào miệng, mắt hoặc mũi rồi dẫn tới nhiễm bệnh.
Bệnh cúm xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hiện nay, virus cúm liên tục biến đổi và xuất hiện thêm nhiều chủng virus mới, có độc lực cao hơn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
2. Ho do cúm lâu ngày không khỏi
2.1 Mô tả chung triệu chứng
Sau khi nhiễm virus cúm, triệu chứng ho là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vị trí nhiễm trùng này có thể tại mũi, xoang, họng hoặc thanh quản.
Thông thường, triệu chứng ho do cúm thường kéo dài 7 đến 14 ngày, kèm theo một số triệu chứng khác của bệnh cúm như: sốt, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi.
Đa số trường hợp bệnh nhân bị ho do cúm sẽ xuất hiện dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng gây ra đờm và khiến tình trạng bệnh cúm kéo dài lâu hơn. Một số trường hợp bệnh nhân cúm bị ho kéo dài liên quan đến nhiễm trùng ban đầu.
2.2 Cách xử trí
Các phương pháp giảm ho lâu ngày tại nhà mà không dùng đến thuốc, được biết đến như:
-
Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, từ lâu đã được sử dụng để giảm tình trạng ho lâu ngày.
Bạn có thể sử dụng dầu khuynh diệp bằng cách: xoa trước ngực, cổ và sau lưng; hoặc cho 5-10 giọt dầu vào bình xông khoảng 250ml nước nóng.
Lưu ý, không nên sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
-
Uống đủ nước
Nước có thể làm loãng chất nhầy (đờm), giúp làm sạch đường thở. Chính vì vậy, uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản giúp đường thở thông thoáng và giảm tình trạng ho. Nếu nước tiểu của bạn trong hoặc có màu vàng nhạt, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang được cung cấp đủ nước.
-
Mật ong
Mật ong chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, giúp làm dịu và giảm ho hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mật ong pha nước ấm uống mỗi ngày hoặc kết hợp các thành phần từ tự nhiên để tăng tác dụng giảm ho như: mật ong với chanh, mật ong với gừng,…
Lưu ý: không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi do trong mật ong có chứa thành phần Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.
-
Nước muối súc miệng họng
Nước muối có thành phần chính NaCl được xem là thành phần an toàn với mọi lứa tuổi, kể cả với trẻ sơ sinh. Súc miệng họng bằng nước muối giúp làm sạch chất nhầy và cải thiện cơn ho.
Bạn có thể sử dụng nước muối súc miệng họng từ 2-3 lần/ngày. Đối với trẻ em, bạn nên hướng dẫn kỹ để đảm bảo trẻ biết cách súc họng mà không nuốt nước muối sau khi súc.
3. Cách phòng ngừa tình trạng ho do cúm
Nếu bạn không muốn gặp tình trạng ho do cúm kéo dài thì việc phòng ngừa là điều quan trọng hơn cả. Một số bước đơn giản sau đây bạn có thể áp dụng hằng ngày như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
- Giảm thiểu tiếp xúc gần với những người ho, hắt hơi. Nếu trong trường hợp cần tiếp xúc, bạn nên lưu ý sử dụng thêm khẩu trang.
- Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, nơi làm việc.
- Cập nhật và tuân thủ lịch tiêm chủng vacxin.
Cách phòng bệnh tốt nhất là bạn nên duy trì chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ để có một cơ thể khỏe mạnh.
Ho do cúm lâu ngày không phải bệnh nguy hiểm, ngoài những phương pháp xử trí ho tại nhà đơn giản được kể ở trên, bạn có thể sử dụng thêm các thuốc giảm ho không kê đơn được cung cấp tại các nhà thuốc.
Thông tin liên quan khác: tại đây.