Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương dẫn đến viêm nhiễm tại chỗ, từ đó hình thành và phát triển các vết loét tại vùng niêm mạc miệng. Nhiệt miệng gây nhiều đau đớn, khó chịu, bất tiện cho ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Bạn đọc có thể cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trị nhiệt miệng tận gốc qua bài viết sau đây.
1.Một số nguyên nhân gây nhiệt miệng:
Nhiệt miệng thường xuất hiện sau một vài yếu tố nguy cơ như:
- Tổn thương niêm mạc miệng.
- Thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu: Vitamin A, C, B12, kẽm, sắt,…
- Mắc một số bệnh dẫn đến suy giảm miễn dịch
- Stress, căng thẳng kéo dài. Thời kì thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ.
- Nhiễm vi khuẩn, virus, nấm.
2.Một số cách trị nhiệt miệng hiệu quả
2.1 Nguyên tắc trị nhiệt miệng:
- Tăng cường kháng khuẩn, chống viêm nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
- Nhanh chóng làm lành niêm mạc bị tổn thương.
- Củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
2.2 Điều trị nhiệt miệng thông thường
Đối với người bình thường, tùy vào thể trạng khác nhau mà nhiệt miệng thường chỉ xuất hiện vài lần trong một năm. Hầu hết các trường hợp nhiệt miệng này đều là những vết loét ở dạng nhẹ, kích thước nhỏ, thường có thể tự khỏi, trong khoảng một tuần mà không cần sử dụng thuốc. Đối với những trường hợp như vậy, bạn đọc có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối súc miệng 0,9% không chỉ có ưu điểm giá thành phải chăng, an toàn mà còn có tính kháng khuẩn, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn tại vị trí viêm loét, nhanh chóng làm lành vết thương.
- Sử dụng mật ong: Trong mật ong có chứa nhiều acid amin, vitamin, chất chống oxy hóa,…tự nhiên giúp kháng khuẩn, đồng thời mật ong thúc đẩy quá trình lành vết thương nhờ vào khả năng tái tạo mô hiệu quả. Ngoài ra mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, kali,… giúp tăng sức đề kháng và ngăn không cho nhiệt miệng tái phát.
- Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,… nên có thể làm mát cơ thể, giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Ngoài ra, trong rau ngót còn chứa nhiều vitamin C, vitamin B1, sắt, kẽm, đồng,…
- Bột sắn dây: Theo y học cổ truyền, bột sắn dây là loại bột có tính bình, vị ngọt cay, thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể do đó bột sắn dây thường được mọi người dùng để chữa nhiệt miệng, góp phần giúp các vết loét được mau lành hơn.
- Keo ong: Ngoài mật ong, keo ong cũng là một thành phần từ tự nhiên có tính kháng khuẩn, kháng viêm và khử trùng hiệu quả. Đặc tính này của keo ong được áp dụng trong điều trị nhiệt miệng. Hiện nay, keo ong được bào chế thành nhiều dạng khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng của con người. Tuy nhiên, dạng xịt keo ong tác dụng ngay tại vị trí vết loét miệng, giúp nhanh chóng làm lành vết thương, an toàn cho trẻ nhỏ có thể được xem là một lựa chọn tối ưu.
2.3 Nguyên nhân nhiệt miệng tái diễn
Đối với một số người, tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn, tái đi tái lại mặc dù đã áp dụng một số biện pháp chữa nhiệt miệng phổ biến. Tình trạng nhiệt miệng kéo dài dai dẳng này có thể là kết quả của một số nguyên nhân sau đây:
- Tự ý dùng thuốc khác nhau với mục đích trị nhiệt miệng mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay chống viêm corticoid không đúng loại, không đúng liều, không đủ thời gian thường dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tin theo các bài thuốc truyền tai trong dân gian nhưng chưa có sử kiểm chứng khoa học. Một số loại cây trong tự nhiên có tác dụng chữa nhiệt miệng, tuy nhiên liều lượng dụng và thời gian sử dụng cần phải được hướng dẫn bởi các thầy thuốc có chuyên môn. Lạm dụng các vị thuốc không đúng cách đôi khi dẫn đến những biến chứng đáng tiếc cho người bệnh.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa khoa học, điều độ. Bàn chải đánh răng không được thay mới mỗi ba tháng một lần. Căng thẳng, stress thường xuyên trong công việc.
- Chưa kiểm soát tốt các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa như: trào ngược dạ dày thực quản, …khiến lượng acid thừa trào ngược qua thực quản, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng và gây loét.
Trong trường hợp bị nhiệt miệng mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần thì biện pháp điều trị nhiệt miệng tốt nhất là bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ tư vấn điều trị.
3.Các biện pháp hỗ trợ phòng tránh nhiệt miệng tái diễn
Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị thì bạn cần chú ý tới những biện pháp sau để ngăn cản nhiệt miệng lặp lại:
- Tránh tổn thương răng miệng: không sử dụng bàn chải cứng, hạn chế ăn thực phẩm thô cứng, sắc nhọn, chú ý ăn chậm, nhai kỹ tránh làm tổn thương niêm mạc miệng,…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Trong khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên, lâu ngày có thể tạo thành yếu tố gây bệnh. Do đó, bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và thường xuyên súc miệng họng.
- Giảm căng thẳng, stress: Người bị nhiệt miệng nên thường xuyên luyện tập thể thao giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress, tăng cường sức khỏe.
- Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Bạn đọc có thể cân nhắc lựa chọn một hoặc phối hợp một số cách trị nhiệt miệng được đề cập ở bài viết, tùy vào tình huống nhiệt miệng mà bạn đang gặp phải.
Một số thông tin hữu ích khác tại đây.