Nhiệt miệng thường bắt đầu xuất hiện từ các chấm nhỏ, sau đó tăng dần lên về cả kích thước và số lượng vết loét. Vi khuẩn tập trung nhiều tại các vị trí này gây nên tình trạng viêm. Đau đớn là triệu chứng điển hình của vết loét bị viêm, tuy nhiên trong một số trường hợp, nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện triệu chứng sốt.
1. Nhiệt miệng gây sốt khi nào?
Đa số các trường hợp, nhiệt miệng không gây sốt, không gây sưng hạch tại vị trí xung quanh, người bệnh chỉ có cảm giác đau nhói, ăn uống khó khăn và bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhiệt miệng có thể xuất hiện biểu hiện sốt trong một số trường hợp như:
- Người bệnh có hệ miễn dịch bị suy giảm, không được chăm sóc cẩn thận, khiến cho vết loét bị nhiễm trùng nặng hơn.
- Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, có thể gặp nhiều vấn đề răng miệng như mọc răng sữa, sâu răng, viêm nướu,….kết hợp cùng với những vết loét nhiệt miệng, khả năng xuất hiện triệu chứng sốt sẽ cao hơn.
2. Cách điều trị nhiệt miệng
Trong những trường hợp nhiệt miệng có kèm biểu hiện sốt, ngoài những biện pháp giúp nhanh chóng làm lành vết loét nhiệt miệng, các biện pháp hạ sốt nếu người bệnh bị sốt cao cũng cần được lưu ý đến.
2.1 Điều trị nhiệt miệng như thế nào?
Nhiệt miệng thông thường
Hầu hết trường hợp nhiệt miệng có thể tự khỏi trong khoảng một tuần mà không cần dùng đến phương pháp hỗ trợ nào khác. Tuy nhiên, để tránh tình trạng vết loét nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn đọc có thể sử dụng một số biện pháp để giúp vết loét nhanh lành như:
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng như các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, vitamin B1, kẽm, sắt,… nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm nước súc miệng chuyên biệt như: TMT, Yaocare medic,… ít nhất 2 lần/ ngày. Thành phần trong các loại nước súc miệng này thường có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả, giúp các vết loét mau lành.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng và chứa nhiều axit để tránh làm cảm giác đau rát và thêm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm loét.
Ngoài ra, các phương pháp dân gian khác như bột sắn dây, mật ong,… cũng là những lựa chọn tốt để chữa nhiệt miệng.
Nhiệt miệng tái phát nhiều lần
Nhiệt miệng mãn tính còn được gọi là nhiệt miệng kinh niên, số lần xuất hiện có thể tính theo tháng, tái phát liên tục và dai dẳng. Nguyên nhân nhiệt miệng mãn tính chủ yếu là tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như: thiếu dinh dưỡng, chức năng gan suy giảm, stress, đường ruột không dung nạp Gluten, hệ miễn dịch suy giảm,…
Nếu tình trạng nhiệt miệng xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Để nhiệt miệng mãn tính chấm dứt, những căn nguyên tiềm ẩn gây ra vấn đề cần được loại bỏ:
- Nếu nguyên nhân do stress kéo dài, bạn cần điều chỉnh lại lối sống, thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể được thư giãn.
- Nếu nguyên nhân liên quan tới dung nạp Gluten, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa gluten hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm khác.
- Đối với những nguyên nhân từ các bệnh lý mãn tính, việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích không cho các triệu chứng thêm trầm trọng, cải thiện hệ miễn dịch để ngăn chặn viêm loét miệng tái phát theo thời gian.
2.2 Trường hợp nhiệt miệng có kèm triệu chứng sốt
Nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,1 đến 37,2 độ C tuỳ thể trạng khác nhau của mỗi người. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này, bạn có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản để hạ số như:
- Bổ sung thêm nước cho cơ thể: nước lọc, nước ép trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam,… hoặc dung dịch oresol để hạn chế mất nước.
- Chườm khăn ấm giúp mở rộng lỗ chân lông, tăng lưu thông tuần hoàn máu. Nên lựa chọn quần áo rộng, thoải mái, dễ chịu.
- Tắm bằng nước ấm thay, lau khô cơ thể để không bị nhiễm lạnh.
- Ăn các loại thức ăn mềm như: cháo, súp,… vừa giúp người bệnh dễ nuốt và dễ tiêu hoá thức ăn.
Nếu như đã sử dụng các biện pháp trên, mà cơ thể vẫn không hạ sốt, người bệnh có thể sử dụng các thuốc chứa paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trong tờ thông tin sử dụng thuốc.
Lưu ý: Không nên tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp đã dùng thuốc hạ sốt mà vẫn sốt cao (39,5 độ C) và kéo dài trên ba ngày hoặc tái phát. Người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế chăm sóc.
Ngoài ra: Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích khác về cách chữa trị nhiệt miệng tại đây.