Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và những sai lầm ba mẹ thường gặp phải ?

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến mỗi khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp. Khi trẻ bị ho, ba mẹ thường có tâm lý lo lắng, cho trẻ sử dụng ngay các loại thuốc giảm ho mà chưa thực sự hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. Trẻ bị ho vì các nguyên nhân khác nhau sẽ có các lựa chọn điều trị khác nhau. Ba mẹ cần hiểu rõ chúng để tránh những sai lầm khiến tình trạng ho của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho ? 

Ho là một phản xạ giúp tống các chất dịch trong đường thở ra ngoài để làm sạch và bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập. Đôi khi, ho cũng có thể là triệu chứng của bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ, cụ thể:

 1. Nguyên nhân do bệnh lý đường hô hấp trên 

Các bệnh lý như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,… thường do virus, vi khuẩn, chúng gây ra các triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm kèm theo đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi,…

2. Nguyên nhân do bệnh lý đường hô hấp dưới

Các bệnh lý: Hen, viêm phổi, viêm phế quản,… chủ yếu do vi khuẩn gây ra với các biểu hiện: sốt, ho có đờm, khó thở,…

3. Các nguyên nhân khác      

Ho khi có dị vật nhỏ làm tắc nghẽn đường hô hấp.                                                                        

– Ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động, khói bụi,…

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng là những yếu tố khiến cho trẻ dễ bị ho như: thời tiết giao mùa, thay đổi nhiệt độ điều hòa đột ngột, kem và các đồ ăn lạnh,… Những yếu tố này thường kết hợp với nhau khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị ho?

Khi trẻ mới xuất hiện triệu chứng ho nhẹ, trạng thái của trẻ vẫn tỉnh táo, không sốt hoặc sốt nhẹ, ăn uống bình thường, không nôn ói,…ba mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có chuyển biến nặng hơn, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám. Trong quá trình theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà, có một số lưu ý về sai lầm khi chăm sóc trẻ bị ho mà ba mẹ nên tránh:

1. Cho trẻ sử dụng thuốc ngay

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc không đúng tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Đặc biệt, kháng sinh là một trong những loại thuốc hay được lựa chọn để điều trị ho cho trẻ vì thuốc này nhanh chóng mang lại hiệu quả, tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả như mong đợi, ba mẹ cần cho trẻ sử dụng loại kháng sinh phù hợp, đúng liều, đủ lượng và đủ thời gian.

Ngoài ra, sản phẩm siro ho có nhiều tác dụng khác nhau như: long đờm, tiêu nhầy, giảm triệu chứng ho khan,…ba mẹ tự ý dùng siro ho cho trẻ đôi khi lại khiến trẻ bị ứ đọng đờm cũng như các dị vật mắc kẹt trong đường thở, vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của trẻ.

Cho trẻ sử dụng thuốc ngay
Cho trẻ sử dụng thuốc ngay

2. Ăn uống kiêng khem 

Theo quan niệm xưa, trẻ bị ho cần phải kiêng nhiều thực phẩm như tôm, cua, tôm, thịt gà, rau cải,…Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chưa có thông tin khoa học chứng minh các thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn, mặt khác, những loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ. Do đó, trẻ nên được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau.. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý đối với trẻ ho do hen suyễn, ba mẹ cần tránh cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây kích ứng đường hô hấp như trứng, tôm, cua, cá, sữa bò…

3. Dùng thuốc không đúng liều, không đủ thời gian

  • Không đúng liều: Ba mẹ cho trẻ uống liều lượng nhiều hoặc ít hơn so với chỉ định của bác sĩ hoặc thông tin hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
  • Không đủ thời gian: Mặc dù chưa hết thời gian dùng thuốc, nhưng triệu chứng của trẻ đã hết, lúc này ba mẹ thường có thói quen ngừng cho trẻ tiếp tục uống hết đơn thuốc.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bệnh ?

Trong một số trường hợp dưới đây, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám khi bị ho:

Trẻ dưới 4 tháng tuổi.                                                                                                                               

– Khi trẻ thở tạo ra âm thanh bất thường hoặc thở nhanh.                         

– Trẻ bị ho sau khi hóc thức ăn hoặc đồ vật.                                                                                   

– Trẻ ho ra máu, dịch đờm có màu vàng xanh.                                                                            

– Trẻ có sốt, nôn ói.                                                                                                                             

– Trẻ ho kéo dài hơn 2 tuần mà không có chuyển biến.

Lời kết:

Trên đây chính là những chia sẻ về nguyên nhân và sai lầm dẫn tới trẻ bị ho. Để phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm xịt họng keo ong Propobee  đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng với nguyên liệu từ keo ong lành tính và nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ho hay đau họng. 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *