Một số mẹo đơn giản trị nhiệt miệng cho trẻ mà các bậc phụ huynh nên biết

Nhiệt miệng là một bệnh khá phổ biến hiện nay và xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mặc dù nhiệt miệng là một bệnh lý thông thường và có thể khỏi bệnh sau một thời gian ngắn nhưng vết loét do nhiệt miệng lại gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu.Trẻ bị nhiệt miệng thường có những biểu hiện như quấy khóc, cáu gắt, bực bội và chán ăn,… Bài viết hôm nay của chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc một số mẹo đơn giản trị nhiệt miệng mà các bậc phụ huynh nên biết.                                             

1.Nhận biết đâu là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là những vết loét màu đỏ nông và nhỏ, thường xuất hiện ở các vùng niêm mạc trong khoang miệng hoặc lưỡi. Vết loét có thể có màu trắng hoặc vàng, xung quanh là viền màu đỏ. Hình dạng thường là tròn, đôi khi có hình bầu dục, kích thước trung bình từ 1mm đến 2mm. Vi khuẩn tập trung trong vết loét thường lây lan sang các vùng lân cận, khiến cho cả kích thước và số lượng của vết loét tăng lên.

Nếu nhiệt miệng được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, trẻ nhỏ có thể tránh được những khó chịu dai dẳng và biến chứng nghiêm trọng.

2.Mẹo đơn giản trị nhiệt miệng cho trẻ

a, Bột sắn dây 

Sắn dây được xem là một vị thuốc trong y học cổ truyền và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Sắn dây có có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ và thoát nhiệt. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể pha bột sắn dây cho trẻ uống để giảm cảm giác đau rát, đồng thời giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 1- 2 cốc sắn dây, vết loét có thể lành lại sau thời gian ngắn. .

b, Nước hoa quả 

Hệ miễn dịch của trẻ suy yếu do thiếu đi một số chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kẽm…Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua việc bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú từ các thức uống như: nước cam, nước chanh, nước cà chua,…giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống lại các virus vi khuẩn gây bệnh.

c, Keo ong

Keo ong hiện nay được ứng dụng ở nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng viên uống, dạng xịt,… nhằm nâng cao sức khỏe con người. Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tạo điều kiện cho các vết thương nhanh lành. Trong trường bị nhiệt miệng, keo ong dạng xịt có nhiều ưu điểm hơn so với dạng uống khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Dạng xịt có thể giúp keo ong tác dụng trực tiếp vào vết loét nhiệt miệng, hạn chế vi khuẩn phát triển, tạo điều kiện chữa lành vết loét, đồng thời vị của keo ong nhẹ dịu không gây cảm giác khó chịu cho trẻ.

d, Nước muối sinh lý

Natri clorua trong nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm dịu vết thương và đặc biệt an toàn cho mọi lứa tuổi. Trẻ bị nhiệt miệng có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng họng hàng ngày. Tuy nhiên, không nên tự ý pha nước muối để sử dụng, vì nồng độ quá cao không những làm vết loét lan rộng, mà còn làm tăng cảm giác đau rát.

e, Nước súc miệng

Trong các loại nước súc miệng thường chứa các thành phần như chlorhexidine, sodium fluoride,…đều có tác dụng sát khuẩn, hạn chế lây lan vết loét và giúp vết thương nhanh lành. Một số sản phẩm trên thị trường thường được lựa chọn như: Nước súc miệng họng T.M.T, Nước súc miệng T.B Fresh,…Tuy nhiên, bạn đọc nên lưu ý về giới hạn độ tuổi sử dụng của mỗi sản phẩm, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Những mẹo đơn giản trị nhiệt miệng trên đây thường có hiệu quả đối với các vết loét mới, có kích thước nhỏ. Ngoài việc sử dụng đơn lẻ những mẹo đơn giản trị nhiệt miệng kể trên, bạn đọc có thể kết hợp sử dụng thêm các thuốc bôi nhiệt miệng tại chỗ. Sự kết hợp này không những không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mà còn giúp cho vết loét nhanh lành. Trong trường hợp các vết loét nhiệt miệng lớn, số lượng nhiều và trong thời gian dài không khỏi, bạn đọc nên tham khảo tư vấn thêm từ các bác sĩ có chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *