6 CÁCH PHÒNG TRÁNH HO DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT

Giao mùa là giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, cùng với độ ẩm tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Những đối tượng trẻ em, người già, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch kém rất dễ mắc các bệnh cảm cúm thông thường, mà biểu hiện thường gặp nhất là ho. Vậy làm thế nào để phòng tránh ho do thay đổi thời tiết, cùng Propobee nắm rõ 6 cách đơn giản sau:

Cân bằng nhiệt độ cơ thể

Để cơ thể thích nghi với sự chuyển biến nóng lạnh, mưa nắng đột ngột thì mọi người nên giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh đặc biệt là vùng đầu, cổ và chân khi đi ngủ, khi mới thức dậy và khi ra ngoài trời. Tránh tắm nước quá lạnh hoặc tắm khuya. Nhiệt độ trong phòng điều hòa nên duy trì trong khoảng 24-27°C, không nên để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch quá cao.

giu-am-cho-tra-giup-phong-chong-ho

Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh giúp phòng tránh ho

Vào mùa hè nên mặc quần áo có chất liệu thông thoáng, tránh để mồ hôi lạnh ngấm vào người. Không để quạt hướng trực tiếp vào người, vào mặt.

Tránh ăn đồ ăn thức uống quá lạnh

Ho có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau: ho do dị ứng, do bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm khí quản, phế quản)… Việc uống nước đá, ăn kem, ăn đồ lạnh nhiều khiến cổ họng bị kích thích có thể dẫn đến ho, viêm họng. Bên cạnh đó nhiệt độ trong tủ lạnh không đủ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh khi bảo quản thức ăn để lâu, do đó cần chú ý ăn chín, uống sôi để tránh sự phát triển của vi khuẩn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin A, C, vitamin nhóm B, kẽm, magie.. như cam, bưởi, quýt, đu đủ, chuối, dứa, cà chua, súp lơ xanh, khoai tây, cà rốt… giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được những yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

an-nhieu-rau

Bổ sung dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng tốt hơn giúp phòng tránh ho

Uống đủ nước

Nước giúp duy trì hoạt động của các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Nước ấm còn giúp làm loãng dịch nhầy, giúp cơ thể dễ loại bỏ dịch, đờm trong cổ họng. Thiếu nước khiến miệng, họng khô khó chịu. Bổ sung nước đầy đủ và đúng cách: uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tăng lên khi cơ thể phải hoạt động nhiều; không nên chỉ uống nước mỗi khi thấy khát, và cũng không uống ừng ực cho đã khát, cách tốt nhất là uống từng ngụm nhỏ và chia làm nhiều lần trong ngày.

uong-du-nuoc

Uống nước rất tốt cho cơ thể giúp phòng tránh ho

Vệ sinh cơ thể, vệ sinh nhà cửa

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng pha theo tỷ lệ 0,9% từ 2-4 lần/ngày sau khi đánh răng để giữ cổ họng sạch sẽ. Cha mẹ nên rửa mũi hàng ngày cho trẻ bằng NaCl 0,9% để giúp thông thoáng đường hô hấp. Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể.

propobee-tri-viem-hong

Xịt họng bằng keo ong khi có biểu hiện đau rát họng

Bụi nhà, lông đông vật, khói bếp than, phấn hoa… cũng là các nguyên nhân gây dị ứng và gây ho, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giữ không khí trong phòng luôn thoáng đãng.

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Vi khuẩn, virus gây bệnh có thể lây lan qua không khí đặc biệt khi tiếp xúc gần với bệnh nhân có bệnh đường hô hấp. Tránh tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng, đặc biệt là các đối tượng sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, trẻ em.

Phòng tránh ho cho gia đình và cho trẻ nhỏ hoàn toàn không khó nếu bạn luôn ghi nhớ các cách trên. Bên cạnh đó, ngay khi có những biểu hiện ho đầu tiên, nên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có sẵn tại nhà như ngậm chanh mật ong, quất nướng, xịt họng bằng keo ong,…tránh sử dụng tùy tiện thuốc tây và kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *