Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm họng cần lưu ý gì?

Thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm họng có thật sự cần thiết hay không? Trường hợp nào trẻ bị viêm họng nên sử dụng thuốc kháng sinh và trường hợp nào trẻ bị viêm họng không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Triệu chứng viêm họng ở trẻ

Trẻ em dễ bị mắc viêm họng hơn so với người lớn là do: thói quen sinh hoạt, hệ miễn dịch, học tập trong môi trường tập thể,…Khi bị viêm họng, trẻ thường có các biểu hiện như:

  • Đau rát họng, ngứa họng.
  • Đau khi nuốt khiến trẻ dễ lười ăn uống.
  • Sốt vừa hoặc sốt cao, nhiệt độ cơ thể từ 39 độ C.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, giọng nói khàn đôi khi mất tiếng.
  • Đau đầu, mệt mỏi.

Đối với các trẻ nhỏ tuổi hơn hoặc trẻ sơ sinh, viêm họng thường khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú sữa, biếng ăn,…

Trẻ bị viêm họng quấy khóc nhiều hơn

2. Thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm họng có những loại nào và cần lưu ý gì

Khi bác sĩ xác định được viêm họng của trẻ là do vi khuẩn thì sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này là điều cần thiết. Mục đích của sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, điển hình trong số các loại vi khuẩn gây viêm họng là Streptococcus nhóm A.

Ngoài tác dụng diệt khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm họng còn có tác dụng khác như:

  • Hạn chế khả năng lây lan vi khuẩn gây bệnh sang người khác.
  • Ngăn ngừa các biến chứng của viêm họng như nhiễm trùng xoang, viêm amidan,  sốt thấp khớp,…
  • Loại bỏ nguyên nhân gây viêm từ đó giảm được triệu chứng đau họng hoặc các triệu chứng khác do vi khuẩn gây nên.
  • Tạo điều kiện cho quá trình nhanh hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Penicillin hoặc Amoxicillin là những hoạt chất được bác sĩ lựa chọn nhiều trong điều trị viêm họng do tính an toàn và hiệu quả của chúng. Ngoài hai hoạt chất trên, một số lựa chọn thuốc kháng sinh khác trong điều trị viêm họng được biết đến như: Azithromycin, Clarithromycin, Cefixim, Cefuroxim,…

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, ba mẹ cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm: uống đúng loại thuốc được chỉ định, uống đúng liều lượng và uống đủ thời gian như bác sĩ đã kê trên đơn. Ngoài ra, để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn và hiệu quả, một số điểm cần lưu ý:

  • Không tự ý thay đổi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ thông tin hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc thuốc đã bị biến đổi mùi vị.
  • Không tự ý dừng uống thuốc khi con chưa đủ liều dù các triệu chứng đã biến mất.
Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm họng

3. Sử dụng thuốc kháng sinh xuất hiện tác dụng phụ ba mẹ nên làm gì

Thuốc kháng sinh giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm họng, tuy nhiên tuỳ vào cơ địa mỗi người, khi ba mẹ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh có thể xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt,… Một số trẻ cũng có thể xuất hiện tình trạng dị ứng như: phát ban, sưng mặt, môi lưỡi, khó thở, khò khè,…

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường này, ba mẹ cần ngưng sử dụng thuốc cho trẻ ngay. Thông thường, những tác dụng phụ này là biểu hiện nhẹ, tuy nhiên, nếu chúng nghiêm trọng hơn, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Cùng với đó, ba mẹ cần thông báo lại cho bác sĩ kê đơn về triệu chứng bất thường ở trẻ khi dùng thuốc để bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh loại thuốc cho phù hợp.

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn hoặc phản ứng dị ứng này, ba mẹ nên trao đổi rõ với bác sĩ về những loại thuốc hoặc thành phần mà cơ thể trẻ của tiền sử dị ứng trước đó. Đồng thời, ba mẹ nên tuân thủ đúng theo chỉ định đã kê đơn của bác sĩ. 

Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm họng, ba mẹ cũng có thể lựa chọn những biện pháp chăm sóc tại nhà không dùng thuốc mà có thể giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Nếu bạn đọc quan tâm những biện pháp này, có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *