Bỏ túi 5 bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ hiệu quả, an toàn

Ho ngứa cổ là một dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang gặp tình trạng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Bạn đọc hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian đơn giản tại nhà để giải quyết vấn đề này. Cùng tìm hiểu 5 bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ hiệu quả, an toàn.

1. Nước củ cải luộc

Củ cải chứa hàm lượng phong phú các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: sắt, calci, magie, vitamin C, vitamin B, choline, chất xơ, chất béo, protein,… Những thành phần này góp phần quan trọng trong tổng hợp tế bào hồng cầu và bạch cầu trong tủy xương. Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của củ cải được thể hiện thông qua các chất chuyển hóa thứ cấp như: polyphenol, isothiocyanates,…Chính vì thế, củ cải là một nguyên liệu không thể bỏ qua trong bài thuốc dân gian trị họ ngứa cổ.

Nước củ cải luộc là một bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ

Cách đơn giản nhất để chế biến nguyên liệu này là luộc. Củ cải được vệ sinh sạch vỏ và thêm một lượng nước vừa đủ để đun sôi, sau đó người bệnh có thể sử dụng phần nước luộc củ cải này. Bạn có thể uống nước luộc củ cải nhiều lần trong ngày, điều này cũng là một cách bổ sung nước cho cơ thể, đồng thời cũng giúp giảm cảm giác khó chịu do ho ngứa cổ gây ra.

2. Quất chưng đường phèn

Quất chưng đường phèn là một bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ gồm hai nguyên liệu chính quen thuộc và cách làm cũng rất đơn giản. 

Thêm quất và đường phèn vào bát nhỏ, sau đó đặt hỗn hợp này vào trong nồi nước đã chuẩn bị sẵn, đảm bảo lượng nước bên ngoài không tràn vào trong lòng bát và tiến hành chưng trong lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng.  

Trong quả quất chứa hàm lượng phong phú các loại tinh dầu, vitamin C, khoáng chất,…giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời, đường phèn theo quan điểm Đông y được xem là thành phần có công dụng loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể, nhuận phế và có vị ngọt dễ chịu trung hòa vị chua của quất.

3. Nước đường nấu gừng tỏi

Từ tên gọi của bài thuốc này có thể biết được ba nguyên liệu chính của bài thuốc là đường phèn, gừng và tỏi. Gừng và tỏi đều có tính ấm, đặc tính kháng khuẩn, giảm ho và loại bỏ đờm.

Bạn chỉ cần đun nóng hỗn hợp đường phèn, gừng và tỏi trong khoảng thời gian 10 phút là hỗn hợp này có thể sử dụng được. Nước đường nấu gừng tỏi có thể được uống 2 lần trong ngày hoặc nhiều lần hơn nếu bạn chưa quen với vị của hỗn hợp này.

Nước đường nấu gừng tỏi

4. Cam nướng

Mặc dù bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ này chỉ có một thành phần nhưng lại có tác dụng giảm ho ngứa cổ không hề thua kém những phương pháp dân gian khác.

Cam được nướng qua lửa sao cho các mặt của cảm cam tiếp xúc đều với lửa, không bị cháy đen bên trong. Sau khi các mặt của quả cam chín đều, bóc vỏ và sử dụng các múi cam bên trong.

Nguồn vitamin C, acid folic, chất khoáng dồi dào trong cam giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm viêm và giảm ho nhanh chóng.

5. Hỗn hợp mật ong chanh

Hỗn hợp chanh và mật ong

Mật ong giàu dưỡng chất, có tính kháng khuẩn, chống viêm kết hợp cùng chanh giàu acid citric, vitamin C làm tăng lên tác dụng giảm ho ngứa cổ.

Hòa tan mật ong cùng vài lát chanh vào một cốc nước ấm, bạn có thể điều chỉnh thêm vào hoặc giảm bớt lượng mật ong để cho ra khẩu vị dễ uống. Duy trì uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả giảm ho ngứa cổ rõ rệt.

Những bài thuốc dân gian kể trên đều là những bài thuốc an toàn cho người dùng do có chứa các thành phần từ tự nhiên tạo nên. Tuy nhiên, những thành phần từ tự nhiên này chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian sử dụng nhất định, không thể nhìn thấy ngay hiệu quả giảm ho trong thời gian ngắn. Chính vì thế, bạn đọc có thể cân nhắc lựa chọn các bài thuốc dân gian trong trường hợp triệu chứng ho nhẹ, nếu triệu chứng nặng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *