Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến đặc biệt vào mùa hè thời tiết nắng nóng. Bệnh gây đau đớn ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường tìm kiếm các thông tin trên mạng hoặc nghe truyền miệng, sau đó tự ý áp dụng các mẹo hay mua các loại thuốc tây với mong muốn nhanh khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp sau khi sử dụng các loại thuốc thì bệnh khỏi nhanh chóng nhưng tiếp tục tái lại, một vài trường hợp áp dụng rất nhiều phương pháp nhưng vẫn không khỏi. Vậy những sai lầm thường gặp phải khi điều trị nhiệt miệng là gì? Điều trị nhiệt miệng nào cho đúng? Hãy cùng Propobee tìm hiểu nhé!
Các nguyên nhân thông thường gây nhiệt miệng
- Thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong khoang miệng do uống kháng sinh dài ngày, uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá…
- Tổn thương cơ học: do cắn phải lưỡi, niêm mạc khi ăn uống, nói chuyện; trầy xước trong lúc đánh răng…
Nhiễm khuẩn lây lan từ các ổ răng sâu, nhiễm virus, tình trạng suy giảm miễn dịch, stress kéo dài. - Do ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống ít nước, do phản ứng với thành phần nào đó trong kem đánh răng.
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra
Các sai lầm thường gặp phải khi điều trị nhiệt miệng
Lạm dụng các loại thuốc:
Thuốc kháng sinh:
Nhiệt miệng có biểu hiện là các vết loét nhỏ màu trắng gây đau đớn khó chịu, khi mắc bệnh người bệnh thường hay nghĩ đến nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Bệnh nhân tự ý đi mua các loại kháng sinh phối hợp với thuốc giảm đau với suy nghĩ vừa điều trị được nguyên nhân do vi khuẩn vừa điều trị được triệu chứng. Tuy nhiên nhiệt miệng thường không rõ nguyên nhân. Nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng là do virus thì sử dụng kháng sinh vừa mất tiền vừa tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc.
Sử dụng các loại thuốc không đúng cách khi điều trị nhiệt miệng gây ra tác dụng không mong muốn
Do đó chỉ sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm liên cầu (Streptococus), cần phải chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể để xác định còn lại những nguyên nhân khác thì không cần phải sử dụng kháng sinh.
Thuốc chống viêm Corticoid:
Dexamethason, betamethason, hydrocortison, clobetason…. là các thuốc thuộc nhóm Corticoid. Nhờ tác dụng giảm viêm nhanh chóng trên các vết loét miệng, nhóm thuốc này thường được các nhà thuốc bán cho bệnh nhân dưới cả dạng bôi và dạng uống.
Nếu sử dụng đúng cách, các thuốc corticoid sẽ phát huy tác dụng chống viêm hiệu quả trong trường hợp viêm loét miệng. Tuy nhiên sử dụng không đúng cách và kéo dài (trên 3 tuần) sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn: bội nhiễm nấm ở miệng, chậm phát triển ở trẻ, loãng xương ở người lớn, giữ muối nước, hội chứng Cushing…
Đặc biệt chú ý khi sử dụng liều cao hoặc kéo dài gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến suy thượng thận cấp có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Cần lưu ý khi sử dụng corticoid điều trị nhiệt miệng:
+ Các thuốc dạng mỡ, kem bôi ngoài chứa Betamethason dipropionate, Clobetasol propionate, Diflorasone diacetat, Halobetasol propionate đều thuộc nhóm có tác dụng rất mạnh, tránh sử dụng các thuốc này để bôi lên vết loét miệng lưỡi.
+ Thận trọng khi sử dụng corticoid cho trẻ em đang độ tuổi phát triển, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do niêm mạc mỏng, thuốc dễ hấp thu vào tuần hoàn chung gây nhiều tác dụng phụ.
+ Chỉ sử dụng corticoid uống khi vết loét nặng kéo dài và có chỉ định của bác sĩ.
+ Không sử dụng kéo dài trên 3 tuần, khi dùng thuốc lâu ngày không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ.
+ Không sử dụng corticoid nếu nguyên nhân gây loét miệng là do virus
Sai lầm trong vệ sinh răng miệng:
Nhiệt miệng gây ra đau đớn khiến nhiều người bệnh ngại đánh răng, điều này vừa làm vết loét miệng lâu khỏi vừa dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, vết loét lan rộng, thậm chí viêm cấp, sốt và nổi hạch góc hàm. Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hạn chế bớt nguy cơ nhiệt miệng
Đánh răng bằng các loại kem đánh răng chiết xuất thiên nhiên, chứa ít chất tạo bọt (natri lauryl sulfat). Thường xuyên súc miệng nước muối loãng ấm để sát trùng vết loét. Chú ý không pha nước muối quá mặn có thể gây đau rát và nặng thêm chỗ loét.
Nhiệt miệng thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần sử dụng tới thuốc điều trị, tuy nhiên gây ra đau đớn khó chịu cho người bệnh. Để điều trị nhanh chóng, hiệu quả, tránh tiền mất tật mang, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng cách, vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh ăn thực phẩm cay, mặn; uống đủ nước, ăn nhiều rau quả chứa vitamin nhóm B, C, sắt, kẽm và acid folic. Nếu bệnh kéo dài và vết loét rộng, sâu, tái phát nhiều lần, bạn hãy đi gặp bác sĩ để có thể điều trị triệt để, tránh những biến chứng có thể xảy ra nhé.