Keo ong đã được biết đến và sử dụng bởi người Hy Lạp cổ được chứng minh qua cái tên có nguồn gốc Hy Lạp của nó – propolis. Thuật ngữ Propolis gồm hai từ “pro” (bảo vệ/ phía trước) và “polis” (cộng đồng, thành phố) mang ý nghĩa là chất bảo vệ tổ ong.
Propolis (tên thông thường khác là “bee glue”) là một nguyên liệu có nhựa màu vàng nâu được ong thợ thu thập từ các chồi lá của nhiều loài cây như bạch dương, thông, sủi, liễu và cọ. Ong thợ cũng có thể sử dụng nguyên liệu được tiết ra từ vết thương ở thực vật (nhựa lá cây, chất nhầy, nhựa cây, v.v..).
Loài ong sử dụng keo ong để bảo vệ tổ ong khỏi các tác nhân về thời tiết
Những nguyên liệu này sau khi thu thập sẽ được nhai với nước bọt và dịch tiết enzyme và được ong sử dụng để bao phủ tổ ong, lấp các vết nứt hoặc các khoảng trống trên tổ và ướp giết các loài côn trùng xâm nhập vào tổ ong. Những con ong bản địa khu vực Venezuela và các quốc gia nhiệt đới Nam Mỹ sau khi thu thập nguyên liệu. chúng sẽ trộn những nguyên liệu này với sáp ong và đất để tạo thành geopropolis (keo ong đất).
Trong nhiều thế kỉ, những người nuôi ong cho rằng loài ong sử dụng keo ong chỉ để bảo vệ tổ ong khỏi các tác nhân như mưa và tránh rét. Tuy nhiên, trên thực tế, keo ong có ý nghĩa sống còn đến sinh mạng của cả tổ, loài ong còn dùng nó với rất nhiều mục đích khác nữa.
Đến thế kỉ 20, các nhà khoa học nghiên cứu về loài ong đã phát hiện ra rất nhiều tác dụng khác nhau như:ổn định cấu trúc của tổ ong; giảm độ rung cho tổ ong; tăng cường phòng thủ của tổ ong do niêm phong các lối vào; ngăn ngừa kí sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn; chống sự thối rữa trong tổ ong: loài ong luôn làm vệ sinh cho tổ sạch sẽ và mang chất thải ra ngoài tổ ong.
Tuy nhiên, nếu có một sinh vật xâm nhập vào tổ như thằn lằn nhỏ hoặc chuột tìm đường vào tổ ong và bị chết trong đó và các thành viên trong gia đình ong không thể mang được nó ra khỏi tổ. Trong trường hợp đó, các ong thợ sẽ bọc keo ong quanh sinh vật xâm nhập, về cơ bản làm cho nó trở nên không mùi và vô hại đối với tổ ong.
Keo ong là một phương thuốc tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi từ thời cổ đại. Vài nghìn năm trước Công nguyên, keo ong đã rất phổ biến với các linh mục (người được độc quyền thuốc), người nghiên cứu hóa học và nghệ thuật ướp xác. Người Ai Cập đã biết rất rõ các đặc tính chống mục nát của keo ong và đã sử dụng nó cho việc ướp xác. Những thầy thuốc thời đại Hy Lạp, La Mã nổi tiếng như Aristoteles, Dioscorides, Plinius và Galen đã công nhận dược tính của keo ong và sử dụng keo ong để chữa áp-xe.
Keo ong được sử dụng như một chất khử trùng điều trị vết thương và làm thuốc sát trùng miệng
Keo ong đã được các thầy thuốc Ả Rập sử dụng như một chất khử trùng điều trị vết thương và làm thuốc sát trùng miệng. Trong y học dân gian Georgia, họ đã sử dụng thuốc mỡ với keo ong để chữa một số bệnh. Nền văn minh Inca cũng sử dụng keo ong như một phương thuốc hạ sốt.
Giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, keo ong đã trở thành một loại thuốc rất phổ biến ở châu Âu vì khả năng kháng khuẩn của nó và được xếp vào kho dược phẩm Luân Đôn như một loại thuốc chính thống. Các bác sĩ đã sử dụng keo ong có hiệu quả trên những vết thương trong chiến tranh Anglo-Boer và trong Chiến tranh Thế giới II. Năm 1969, Y học chính thống ở Liên Xô chấp nhận sử dụng keo ong (30%, dung dịch cồn) trong điều trị.
Hiện nay, keo ong vẫn được sử dụng rất phổ biến trong y học cũng như trong đời sống hằng ngày. Trong y học cổ truyền, keo ong được dùng với tên thuốc là phong giao, có vị nhạt, tính bình, có tác dụng sát khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ và phục hồi sự phát triển của da. Ngoài ra, keo ong có tác dụng khử độc mạnh đặc biệt dùng cho những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hay tiếp xúc với hóa chất độc hại, sống trong môi trường ô nhiễm.
Propobee là sản phẩm chiết xuất từ keo ong do DK Pharma sản xuất